Huyện Hậu Lộc: Tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt 25.105 tấn

9 tháng, tổng sản lượng thủy sản huyện Hậu Lộc đạt 25.105 tấn, đạt 73,8% kế hoạch năm 2015, bằng 104% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng khai thác đạt 16.165 tấn, bằng 74,2% kế hoạch, đạt 102,7% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng đạt 8.940 tấn, bằng 74,5% kế hoạch, đạt 107,4% so với cùng kỳ.

khai thác thủy sản
Ảnh minh họa: Internet

Đối với khai thác, huyện đã tập trung chỉ đạo các hộ khai thác xa bờ đóng mới tàu có công suất lớn. Tổng số tàu cá hiện có 744 chiếc, tổng công suất đạt 71.950CV; triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thuyền viên, ngư lưới cụ, tàu cá có công suất từ 90CV trở lên; tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức và chấp hành các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên... Đối với nuôi thủy sản nước lợ, huyện đã tập trung nuôi tôm sú vụ xuân hè, thả cua, cá rô phi... Riêng tôm vụ xuân hè đã thu hoạch xong, giá trị thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.

Để thực hiện kế hoạch năm 2015, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 34.000 tấn, trong đó khai thác 21.800 tấn, nuôi trồng 12.200 tấn, huyện Hậu Lộc tập trung triển khai Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; đẩy mạnh chuyển đổi nghề khai thác, ngư trường khai thác, tuyến khai thác từ các phương tiện có công suất nhỏ hoạt động vùng ven bờ sang tàu có công suất lớn hoạt động vùng khơi; củng cố các tổ đội sản xuất trên biển; thiết lập hệ thống thông tin giữa các tàu trên biển; quản lý phương tiện khai thác thủy sản; nâng cao ý thức ngư dân trong phòng tránh bão. Trong nuôi trồng, huyện tập trung chỉ đạo các biện pháp nuôi bền vững, nhân rộng các mô hình có hiệu quả; quản lý vùng nuôi nhuyễn thể, giống, thuốc thú y, vật tư thủy sản; tăng cường quản lý dịch bệnh, kiểm soát tốt chất lượng nhuyễn thể theo quy trình kỹ thuật.

Báo Thanh Hóa, 07/10/2015
Đăng ngày 08/10/2015
Ngọc Anh

Lợn cợn trong đáy ao bạt

Tưởng chừng ở các ao nuôi lót bạt đáy ao thường sẽ rất ít các chất thải lợn cợn, tuy nhiên trên thực tế vì một số nguyên nhân dẫn đến các chất lợn cợn này sẽ hiện hữu trong đáy ao. Chúng không chỉ mang đến nhiều tác hại cho môi nước nước mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tôm nuôi.

Ao nuôi tôm
• 08:00 28/05/2024

Làm sao để kích thích tính thèm ăn ở tôm

Kể từ khi bắt đầu một vụ nuôi, việc tìm ra cách kích thích tôm ăn nhiều hơn không chỉ là một thách thức mà còn là chìa khóa quan trọng để đạt được năng suất cao trong ngành nuôi trồng thủy sản.

Tôm thẻ
• 09:14 26/05/2024

Ưu và nhược điểm các loại nước nuôi tôm

Nuôi tôm là ngành nghề đã dần phổ biến cho người dân tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại mỗi khu vực sẽ có chất lượng nước ao nuôi khác nhau. Mặc dù loại nước nào cũng có thể nuôi tôm nếu biết kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, nhưng để làm rõ hơn về ưu và nhược điểm từng loại qua bài viết dưới đây cho mọi người cùng tham khảo!

Tôm thẻ chân trắng
• 10:44 24/05/2024

Ngăn chặn sự xâm nhập của các loài chim cò vào ao tôm

Phòng trừ dịch bệnh với rất nhiều biện pháp chặt chẽ cho ao nuôi nhưng đây thực sự mới chính là nỗi lo lắng nhất của các hộ nuôi. Đó chính là sự xâm nhập của các loài chim, cò trắng vào ao nuôi tôm. Vậy tại sao chúng lại đáng sợ như vậy, cùng Tép Bạc tìm hiểu rõ nguyên nhân sau đây nhé!

Chim
• 09:33 23/05/2024

Hạn chế tình trạng rơi thức ăn ở chân máy cho tôm ăn

Máy cho tôm ăn là thiết bị phổ biến ở ao nuôi tôm với vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, tình trạng thức ăn rơi tại chân máy vẫn còn xuất hiện ở một số máy cho ăn một động cơ khiến cho bà con gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý thức ăn.

Máy cho tôm ăn
• 12:28 29/05/2024

Biện pháp phòng bệnh tổng hợp trên cá mú, cá chẽm

Cá chẽm, cá mú là loài các cá có sức đề kháng tốt, tuy nhiên để giảm thiểu rủi ro và tăng năng suất trong nuôi thương phẩm, điều quan trọng là công tác quản lý phòng bệnh cá phải được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên, trong đó quản lý môi trường nước nuôi và chất lượng thức ăn rất quan trọng, quyết định hơn 50% thành công trong nghề nuôi cá chẽm.

Cá mú
• 12:28 29/05/2024

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 12:28 29/05/2024

Loài cá sống nhờ vào sự hợp tác của các khác

Giới thiệu về loài cá ép Cá ép, còn được gọi là cá bám tàu hay cá giác mút, là một họ cá có thân hình dài với đặc điểm nổi bật là cơ quan giác mút trên đỉnh đầu, được biến đổi từ vây lưng. Cơ quan này cho phép cá ép bám chặt vào các loài sinh vật biển lớn hơn như cá mập, cá voi, rùa biển, thậm chí cả tàu thuyền.

Cá ép
• 12:28 29/05/2024

Ảnh hưởng của độ cứng đến ao nuôi tôm

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong ao tôm, vấn đề về độ cứng của nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nước trong ao tôm không chỉ là môi trường sống của loài tôm mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và chất lượng sản phẩm cuối cùng. Độ cứng của nước - một yếu tố không thể bỏ qua chính là điểm khởi đầu quan trọng trong việc hiểu và quản lý hệ thống ao nuôi tôm hiệu quả

Ao nuôi tôm
• 12:28 29/05/2024
Some text some message..